CẬP NHẬT CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC XÂY DỰNG

GREENARCHI LÀ THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ

GIÚP BẠN TÌM HIỂU VỀ KIẾN TRÚC-KIẾN TRÚC XANH-KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

Khái niệm kiến trúc bền vững

“Kiến trúc bền vững” – cụm từ này trong những năm gần đây được nhắc tới rất nhiều. Khái niệm “kiến trúc bền vững” này gắn liền, thậm chí đồng nhất với các khái niệm kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng… nhằm đạt tới một giá trị bền vững cho môi trường sống của con người, giảm thiểu các tác động tiêu cực vào môi trường trong hiện tại cũng như tương lai. Tuy nhiên, cách hiểu này dù đúng nhưng chỉ là một khía cạnh, bởi lẽ đó là cái người ta đang thiếu và cần hướng tới. Hãy thử tiếp cận và hiểu kiến trúc bền vững một cách tổng quát và đơn giản hơn…

Bền vững về kết cấu, vật liệu, kỹ thuật

Mọi kiến trúc ra đời đều phục vụ cho con người. Vì vậy, sự bền vững của kiến trúc đầu tiên chính là nghĩa đen, đơn giản nhất: công trình phải chắc chắn, an toàn. Tất nhiên mỗi thể loại công trình, tính chất công trình hay mỗi giai đoạn xây dựng có những yêu cầu mức độ bền vững khác nhau, nhưng đều có yêu cầu tối thiểu về độ bền vững cơ học, bền vững kết cấu. Một ngôi nhà, một kiến trúc hay và đẹp đến mấy mà bị… sụp đổ thì kiến trúc đó không còn giá trị sử dụng và cái hay, cái đẹp cũng không còn giá trị hiện hữu.
Trong khoa học xây dựng, bốn yêu cầu đòi hỏi với công trình liên quan mật thiết đến nhau là bền vững, tiện ích, thẩm mỹ, kinh tế thì “bền vững” luôn đứng ở đầu (trong khi hai yếu tố cuối là “thẩm mỹ” và “kinh tế” có thể hoán đổi cho nhau trong từng thời kỳ).
Khoa học kỹ thuật và khoa học xây dựng ngày càng phát triển, công nghệ vật liệu phát triển cho phép làm những toà nhà hiện đại có kết cấu bền vững hơn kiến trúc cổ nhiều lần. Nhưng những kiến trúc hiện đại cũng cao – lớn hơn, chứa đựng nhiều con người và tài sản; đòi hỏi yếu tố an toàn cao hơn nữa. Kiến trúc và con người ngày càng đối mặt nhiều với những bất ổn do cả thiên nhiên và xã hội (động đất, sóng thần, bão lũ, khủng bố…) nên sự bền vững kết cấu ngày càng trở nên quan trọng.

Chủ nhân Pritzker 2014 Shigeru Ban: Nhà giấy cũng trường tồn nếu được yêu thích

Kiến trúc sư Nhật Bản Shigeru Ban, người tạo dựng danh tiếng cho mình trong suốt hơn 30 năm qua với nhiều công trình trên khắp thế giới, vừa đoạt giải Pritzker 2014, vẫn được xem là "giải Nobel Kiến trúc”.
Shigeru Ban, 56 tuổi, là kiến trúc sư thứ 7 của Nhật Bản được trao tặng giải thưởng trên.

Những nữ KTS

Có quan niệm rằng phụ nữ khó có thể làm kiến trúc bởi đòi hỏi từ áp lực công việc, tới việc phải săn sóc gia đình mình.
Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, archi.vn gửi tới quý độc giả câu trả lời, để xem thử phái yếu trong nghề kiến trúc thế nào nhé!
Kazuyo Sejima
Phụ nữ trong nghề kiến trúc

Những ngôi nhà của tương lai

Những ngôi nhà dưới đây đều có thiết kế nổi bật, độc đáo, thậm chí là kỳ dị. Chúng cho thấy sức sáng tạo vô biên của con người. Trong tương lai, có thể bạn sẽ ở một trong những ngôi nhà như vậy.

Kiến trúc High – Tech và biến thể của kiến trúc đương đại

d0079151_16204242

”Ảnh hưởng của kiến trúc High – Tech hiện nay rất lớn, nó được phát triển mạnh không chỉ ở Nhật, Tây Âu, và Mỹ mà còn phạm vi toàn thế giới, đặc biệt những biến thế của nó mang tính chất tiến bộ còn có thể giúp áp dụng cho các nước nghèo. Với một đội ngũ kiến trúc sư – tác giả ưu tú nhất của thời đại, High – Tech đã đóng góp tiến bộ và có hiệu quả vào việc thay đổi tính chất lẫn hình ảnh của nền kiến trúc đương đại”.

Báo Petrotimes: Greenarchi - giải pháp cho kiến trúc xanh

NGUỒN: BÁO NĂNG LƯỢNG MỚI
(PetroTimes) - Xu hướng kiến trúc xanh, kiến trúc tiết kiệm năng lượng, kiến trúc sinh thái được hình thành và phát triển trên thế giới khoảng vài chục năm trở lại đây.

Tương lai của kiến trúc xanh ở Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, đã nảy sinh các khuynh hướng kiến trúc mới nhằm đưa con người trở lại với thiên nhiên, lấy lại sự cân bằng giữa môi trường thiên nhiên và con người.